Marketing trong kinh doanh cà phê là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của quán. Đây là một quá trình cần lên kế hoạch rõ ràng để đạt được nhiều lợi nhuận nhất có thể.

Trong thời buổi kinh doanh có nhiều sự cạnh tranh như hiện nay thì chắc chắn không thể nghĩ đến việc chỉ mở quán rồi ngồi chờ khách đến. Nếu chỉ như vậy mà không có một chiến lược quảng bá đúng đắn, không tìm kiếm sự độc đáo hay đột phá. Rất nhanh thôi, quán cà phê của bạn sẽ phải đóng cửa.

Vậy một kế hoạch marketing phù hợp để thu được hiệu quả tốt nhất cần những gì? Có phải marketing đơn giản chỉ là quảng cáo Facebook? Cùng tìm hiểu qua bài viết lần này của Mộc Nguyên Coffee nhé!

 

Marketing trong kinh doanh cà phê rất quan trọng

Marketing trong kinh doanh cà phê rất quan trọng

Marketing trong kinh doanh quán cà phê là như thế nào?

Marketing trong kinh doanh cà phê có thể hiểu đơn giản là các hoạt động quảng cáo để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Mục đích cuối cùng của việc này là để đạt được doanh thu tốt nhất cho quán.

So với nhiều mô hình kinh doanh thì việc thực hiện marketing cho quán cà phê đơn giản hơn một chút. Nhu cầu về thức uống và cà phê được đánh giá là nhu cầu rất thiết yếu của người tiêu dùng. Vì tính đặc thù và quy mô của ngành mà việc quảng cáo sẽ khá dễ dàng nếu bạn hiểu và làm đúng cách. Hãy xác định rõ điểm khác biệt, phân tích đúng hành vi và thói quen của các khách hàng mà quán hướng đến. Điều này sẽ giúp đưa ra được chiến lược cùng thông điệp phù hợp, gia tăng khả năng thành công cho dự án.

Để định vị đúng khách hàng mục tiêu cho quán cà phê của mình, hãy đặt ra những câu hỏi sau:

– Khách hàng của bạn là ai? Sống ở đâu? Thu nhập hiện tại của họ sẽ là khoảng bao nhiêu?

– Khách hàng của bạn đang quan tâm đến những gì? Họ thường sẽ có những thói quen chi tiêu như thế nào?

– Thói quen về đồ uống như thế nào? Họ thường làm gì khi đi cà phê?….

 

Tìm hiểu khách hàng trong chiến lược marketing quán cà phê

Tìm hiểu khách hàng trong chiến lược marketing quán cà phê

Duy trì và giữ liên lạc với những khách hàng trung thành

Theo nhiều nghiên cứu, thống kê chỉ ra rằng hầu như 20% doanh thu của các quán cà phê đến từ những khách hàng trung thành. Chi phí để thu hút một khách hàng mới so ra tốn gấp 5 lần chi phí giữ chân một khách hàng cũ. Do đó, những khách hàng cũ, những khách hàng trung thành là một phần của tệp khách hàng cần đặc biệt lưu tâm.

Thực tế, sự trung thành của khách hàng không dành cho thương hiệu của bạn. Điều họ quan tâm là trải nghiệm dịch vụ và chất lượng sản phẩm của quán. Vì vậy, để khách hàng luôn hài lòng và tạo dựng lòng trung thành của họ cũng là một phần của marketing trong kinh doanh cà phê.

 

Duy trì tệp khách hàng trung thành cho quán cà phê

Duy trì tệp khách hàng trung thành cho quán cà phê

Tiếp cạnh tệp khách hàng mới

Khách hàng cũ, khách hàng trung thành là tệp khách hàng quan trọng không thể bỏ qua. Tuy nhiên, những khách hàng đó có được là do việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng mới. Do đó, chăm sóc khách hàng cũ nhưng bạn cũng đừng bỏ qua việc tiếp cận những khách hàng mới, những khách hàng tiềm năng.

Tìm kiếm những khách hàng mới có thể dựa vào những cách như sau:

– Marketing truyền miệng: khách hàng mới biết đến quán từ chính những khách hàng cũ giới thiệu.

– Marketing offline: Tờ rơi, banner, standee,…

– Marketing online: Google (Tìm kiếm, map,…); mạng xã hội (Facebook, Instagram,…)

Đây đều là những công việc phổ biến được áp dụng nhiều khi làm marketing trong kinh doanh cà phê. Mục đích chính là thu hút và tăng trưởng khách hàng mới cho quán cà phê. Vì vậy, không chỉ là quảng cáo Facebook, marketing cho quán cà phê còn là truyền thông, quảng cáo trên rất nhiều kênh khác nữa.

 

Google map là kênh marketing có hiệu quả rất cao

Google map là kênh marketing có hiệu quả rất cao

Marketing trong kinh doanh cà phê là cả một quá trình cần lên kế hoạch và lộ trình thực hiện rõ ràng. Nó vừa giúp quán tiếp cận, thu hút và lấy lòng khách hàng. Nhưng nếu không được kiểm soát tốt, đó hoàn toàn có thể là “con dao 2 lưỡi” mang đến cho bạn thêm nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, hãy tính toán thật cẩn thận và chỉ làm khi mọi thứ đã sẵn sàng.